Chống sét van? Kiểm định chống sét van tại Thanh Hóa

Chống sét van là gì? Vì sao phải bắt buộc phải kiểm định chống sét van? lợi ích của chống sét như thế nào! Hãy cùng tìm hiểu những thông tin liên quan đến hoạt động kiểm định thiết bị chống sét trong hệ thống điện

Chống sét van là gì?

Chống sét van là thiết bị chống sét được lắp đặt song song để bảo vệ cho trạm biến áp, trạm phân phối và các máy điện khác hoặc các thiết bị điện cần được bảo vệ. Khi có dòng điện cao áp chạy qua do sét đánh; dòng điện sẽ được chuyển hướng đến bộ chống sét và truyền xuống đất giảm tải điện cho hệ thống, bảo đảm an toàn cho hệ thống

Cấu tạo của chống sét van

Bên ngoài là một ống sứ hay chất dẻo cách điện có hình dạng và kích thước tùy thuộc cấp điện áp định mức sử dụng.

Bên trong ống chứa hai phần tử chính là khe hở phóng điện và điện trở phi tuyến

Khe hở phóng điện bao gồm nhiều cặp khe hở ghép nối tiếp. Mỗi cặp khe hở được chế tạo bởi 2 đĩa đồng mỏng dập định hình. Ở giữa là một tấm đệm mica hoặc bìa cách điện dày khoảng 1mm để tạo khe hở phóng điện. 

Điện trở phi tuyến: gồm các tấm hình trụ tròn được ghép nối tiếp. Điện trở phi tuyến có thể là Vilit; Tiri; hoặc ZnO  (hay được sử dụng nhất là Vilit)

Các loại chống sét van

Về cấu tạo bảo vệ chống sét van được chia làm hai loại chính được sản xuất nhiều nhất hiện nay. Là loại thiết kế có khe hở và loại thiết kế không có khe hở.

a/ Loại không có khe hở:

Van chống sét loại không có khe hở được thiết kế với cách ghép bằng các đĩa MOV nối tiếp nhau. Để có thể tạo thành một cột được đặt trong lòng ống.

Với các MOV sẽ được bọc trong lớp vỏ sợi thủy tinh gia nhiệt epoxy, đăt biệt là có đặc tính điện tốt. Loại chống sét này bảo vệ sét đánh hiện nay được đánh giá tốt nhất cho các trạm điện trung thế.

MOV (Metal Oxide Varistor) là một trong những chất bán dẫn rất nhạy với điện áp. Bình thường chất này dùng làm chất cách điện, khi có xung điện áp cao. Ưu điểm với chất bán dẫn này là thời gian đáp ứng rất nhanh. Nhưng chất lượng sẽ giảm theo số lần sét đánh vào thiết bị chống sét này.

b/ Loại có khe hở phóng sét

Sẽ gồm khe hở phóng sét và chất điện trở phi tuyến trong mỗi thiết bị. Nếu có hiện tượng sét đánh xuyên thủng các khe hở qua điện trở phi tuyến. Khi đó nó hạ thấp trị số xuống cho dòng điện chạy xuống đất và sau đó tăng trở lại. Cái này sẽ dựa theo đặc tính điện trở của phi tuyến V-A.

Tùy theo nhu cầu việc lắp đặt cũng như chọn loại chống sét van sẽ khác nhau. Các phụ kiện kèm theo như :

  •   Dây nối đất: Để có thể truyền dẫn dòng sét từ van xuống đất. Và đảm bảo dây lúc nào cũng có tiếp điểm và không dính với dây pha.
  •   Module ngắt sự cố: Là thiết bị bảo về điện ngắt mạch, bộ phận này sẽ đảm bảo các thiết bị sẽ tách biệt khi dòng điện cao áp có sét đánh.
  •   Khớp nối mềm: Là các khớp có tác dụng hạn chế dao động của dây khi tác động đến chống sét van.
  •   Ốc, bu lông, kẹp máng: dùng để kết nối dây điện với bộ thiết bị chóng sét van.

Vị trí lắp đặt chống sét van

Về lắp đặt chống sét van cũng cần phải tính toàn kỹ lưỡng để vừa đạt hiệu quả tối đa. Mà vần có thể tiết kiệm giá thiết bị chống sét khi lắp chống sét van loại nào? Trên thực tế nếu đường dây hoặc trạm biến áp ngoài trời không có thiết bị chống sét van trung thế – hạ thế. Thì khả năng bị hỏng do sét sẽ là 100% nếu lắp đầy đủ thì chống sét van vào các pha đường dây thì tỷ lệ giảm xuống.

Quy định về kiểm định chống sét van

Chống sét van năm trong danh mục các thiết bị, dụng cụ điện bắt buộc phải kiểm định có quy định chi tiết tại Phụ lục I của Thông tư 33/2015/TT-BCT. Chống sét van là loại thiết bị điện có mức độ rủi ro cao, khi xảy ra sự cố có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người, tài sản và môi trường. Chính vì lý do này, chống sét van phải được  và đăng ký trước khi đưa vào sử dụng. Trong quá trình sử dụng, chống sét van phải được kiểm định định kỳ.

Chống sét van có cấp điện áp trên 1.000V (01kV) là thiết bị điện có yêu cầu bắt buộc kiểm định theo quy định tại Thông tư số 33/2015/TT-BCT của Bộ Công thương. 

6.1 Thời hạn kiểm định của chống sét van

Tương tự như các thiết bị, dụng cụ điện có cấp điện áp trên 1.000V khác quy định tại Thông tư, chu kỳ kiểm định của chống sét van khi:

  •   Kiểm định lần đầu: thực hiện kiểm định trước khi đưa vào sử dụng chống sét van;
  •   Kiểm định định kỳ: thực hiện kiểm định trong quá trình sử dụng, vận hành. Chu kỳ kiểm định tối đa không quá 36 tháng;
  •   Kiểm định bất thường: thực hiện kiểm định sau khi sửa chữa; hoặc khi có yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Bài viết trên đã cung cấp toàn bộ thông tin về chống sét van là gì, cấu tạo, các loại chống sét van cũng như nguyên lý hoạt động của nó.  Nếu bạn cần kiểm định chống sét van hay có bất kỳ thông tin nào hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất tại khu vực Thanh Hóa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0944544344